Những vấn đề này làm ảnh hưởng đến chức năng của tòa nhà do cần đến hoạt động bảo trì. Một số kỹ thuật sẵn có có thể được áp dụng dựa trên các điều kiện cụ thể nhằm khắc phục tình trạng sàn bê tông bị ẩm. Nhìn chung, vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để nếu chúng ta xác định được chính xác nguồn gốc gây ra. Trên cơ sở đó, phương pháp phòng ngừa phù hợp sẽ được chỉ định áp dụng cho từng sàn bê tông.
Nước có trong bê tông và hơi nước bốc lên từ dưới sàn bê tông là nguồn gốc gây độ ẩm. Các yếu tố khác có thể gây nên tích tụ độ ẩm trong sàn bê tông hay các nguyên nhân có liên quan bao gồm tiến độ thi công quá nhanh không có thời gian cho hơi nước bay hơi; quy trình bảo vệ bê tông không đảm bảo và công trường thi công ướt.
Các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để xử lý sàn bê tông ẩm được phân thành hai nhóm, bao gồm nhóm phương pháp áp dụng trước khi thi công sàn và phương pháp áp dụng sau khi thi công sàn.
Trước khi thi công sàn bê tông cần cản hơi nước hoặc giảm tốc độ thấm nước từ dưới bề mặt sàn lên hệ thống sàn. Kỹ thuật này đòi hỏi sử dụng một lớp cát với độ dày nhất định hoặc một lớp nhựa có độ bền cao với cát phủ lên trên sẽ được dàn đều trên bề mặt trước khi đổ bê tông sàn.
Bất kỳ vật liệu nào được sử dụng dưới sàn bê tông đều có tác dụng ngăn cản sự di chuyển của hơi nước từ mặt đất lên sàn.
Cần giữ một khoảng thời gian thi công đủ để làm khô bề mặt sàn bê tông một cách tự nhiên. Trong trường hợp này cần kiểm tra kĩ mặt sàn trước khi sơn hay lát gạch.
Nhóm kỹ thuật được áp dụng sau khi thi công sàn bao gồm sử dụng các tấm giảm chấn cho sàn với tác dụng tạo một lớp không thấm nước.
Bên cạnh đó, chất chống ẩm cũng được sử dụng cho sàn bê tông. Quy trình áp dụng bao gồm công đoạn làm sạch bề mặt bê tông khỏi bụi bẩn, sau đó sử dụng con lăn hoặc bàn chải để đưa chất chống ẩm lên bề mặt sàn. Có thể áp dụng nhiều lớp chống ẩm nhưng cần đợi cho từng lớp khô trước khi quét lớp tiếp theo. Số lượng lớp chống ẩm phụ thuộc vào từng bề mặt sàn bê tông.
Hà Đào